Olivier Clément

“Kinh nghiệm tâm linh và sáng tạo mở đường vào thế giới”

Olivier Clément là một nhà thần học và tác giả người Pháp nổi tiếng. Ông là một thành viên của Giáo Hội Chính Thống Nga, là giáo sư tại Viện Thần học Chính Thống Thánh Sergius ở Paris. Ông đặc biệt nổ lực cho sự thông hiểu và chia sẻ giữa các Kitô hữu giữa Giáo Hội Phương Đông và Giáo Hội Phương Tây. Bài báo này được trích từ “Taizé: A meaning to life”.

Tôi nhớ có lần một trí thức trẻ người Nhật đến Paris để viết luận văn của mình. Đề tài của anh ta là Nicolas Berdyaev và những trí thức người Nga ở đầu thế kỷ này – những người theo chủ nghĩa Marx nhưng cuối cùng đã thay đổi quan điểm của mình. Tôi có hỏi anh ta tại sao lại chọn đề tài này, và anh trả lời, “Tôi cũng đã từng là một người theo chủ nghĩa Marx, nhưng không còn nữa” Chúng tôi đã nói chuyện với nhau, và tôi hỏi anh ta: “Và điều này dẫn anh đến tìm hiểu sâu hơn đạo Phật hay Đạo Shinto phải không?” “Không” anh ta trả lời “Điều đó không lôi cuốn tôi bằng Đạo Cơ Đốc mà Berdyaev đang theo, một đạo cho phép con người vừa có những kinh nghiệm tâm linh sâu thẳm vừa có thể nhìn thế giới một cách sáng tạo”.

Mối liên kết giữa kinh nghiệm tâm linh sâu thẳm và mở đường vào thế giới một cách sáng tạo là tâm điểm của các cuộc gặp gỡ tại Taizé, nó cũng là trọng tâm cho nhiều năm dưới chủ đề “Đời sống nội tâm và tình đoàn kết nhân loại”. Đây là loại hình Cơ Đốc Giáo mà chúng ta nên nhắm tới, bởi vì ai càng siêng năng cầu nguyện, người đó càng trở nên có trách nhiệm. Thật ra, không có gì tỏ ra có trách nhiệm hơn việc cầu nguyện. Đây là điều thật sự cần được hiểu thấu suốt và truyền đạt cho các bạn trẻ. Cầu nguyện không phải là một trò tiêu khiển, càng không phải là một viên thuốc cho mỗi buổi sáng Chủ Nhật. Trong mầu nhiệm của Cha trên trời, và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, cầu nguyện giúp chúng ta tham gia tạo một bộ mặt trong đó bộc lộ các khuôn mặt khác cho chúng ta, và cuối cùng làm cho chúng ta trở nên tôi tớ phục vụ cộng đồng.

JPEG - 18.1 kb

Người phục vụ có thể hiểu là người luôn hiện diện với những ai đang bị bỏ rơi, túng quẩn – ví dụ như trường hợp khoảng hai mươi Thầy của cộng đồng Taizé đã đến sống trong các vùng nghèo đói ỏ các châu lục khác nhau -, nhưng ngoài ra nó cũng kêu gọi chúng ta phải sáng tạo, gầy dựng ở mọi lĩnh vực bao gồm kinh tế, văn minh toàn cầu, văn hóa, v..v. Đạo Cơ Đốc phải sáng tạo, như nó đã từng thực sự vô cùng sáng tạo trong lịch sử. Để nhận ra điều này chỉ cần nhìn các nhà thờ kiểu Rôman trong các làng nông thôn Châu Âu, chưa kể đến nhà thờ Đức Bà Paris hay hình Chúa Ba Ngôi của Rublev. Đấy thật sự là sức mạnh của sự sáng tạo! Và chẳng cần phải có nhãn mác để nói lên điều này. Dostoyevsky không tự cho mình là “Người viết truyện tiểu thuyết Kitô hữu”. Nhưng ông là một trong những người có những bước tiến phi thường về cảm giác con người, trong suy nghĩ, và, tôi có thể thêm rằng, trong cả Thần học Cơ Đốc. Ông ta có một lượng lớn độc giả hiện nay. Ông là một trong những “Cây đại thụ” đương đại, có thể so sánh như Freud, Nietzsche và trong quá khứ gần, Marx. Như vậy nó tùy thuộc vào những người Cơ Đốc Giáo có muốn bắt đầu sự sáng tạo và tiếp tục cùng với nó trong thế giới này hay không mà không cần phải than khóc quá khứ. Thế giới không cần những người Cơ Đốc chỉ biết than khóc nhưng là những nhà kiến tạo!

Printed from: https://www.taize.fr/vi_article5177.html - 10 December 2024
Copyright © 2024 - Ateliers et Presses de Taizé, Taizé Community, 71250 France