Sự can đảm của lòng thương xót
Trong năm 2015 tại Taizé, chúng tôi tìm cách dấn thân vào những sự hiệp thông mới; đó là những điều khá khẩn thiết ngày nay. Khắp thế giới, nhiều hình thái của đau khổ – di dân, sinh thái, cấn vấn đề xã hội – luôn là thách thức đối với những tín hữu của các tôn giáo khác nhau và cả những người không theo tôn giáo.
Bạo lực vũ trang là một điển hình trong những hệ tư tưởng vô nhân đạo. Chừng nào còn giữ cho tâm trí được sáng suốt, chúng ta hãy tiếp tục «cuộc hành hương của tín thác» như là một cách để chống lại nỗi sợ hãi bất an. Càng khẩn cấp hơn khi những người khao khát – hoặc đã đang sống – tinh thần đoàn kết toàn cầu , có thể giúp đỡ lẫn nhau.
Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá (Mátthêô 7 ,24-25). Chúng tôi muốn xây dựng cuộc sống dựa trên nền tảng lời Chúa, để ngôi nhà chứa đựng những đặc tính cơ bản của kinh thánh: niềm vui, sự đơn sơ, và khoan dung. Thầy Roger đặt đây là nền tảng của cuộc sống Cộng đoàn Taizé; vì những đặc tính này giúp thầy vững bước, cả trong những lúc khó khăn. Ngày qua ngày, thầy nhận thức thấu đáo những điều đó để có thể quay về với ba điều đó mỗi ngày.
3 từ này sẽ đồng hành với chúng ta trong 3 năm tới. Năm 2016 sẽ bắt đầu với lòng thương xót, cùng tinh thần Năm Lòng Chúa Thương Xót của Đức Giáo hoàng Phanxicô.
Lời Chúa mời gọi chúng ta làm chứng nhân cho lòng từ bi của Chúa. Sau đây là 5 đề xuất có thể khơi dậy trong lòng chúng ta sự can đảm của lòng thương xót.
Thầy Alois
Ý tưởng thứ nhất
Phó thác tất cả cho Chúa, vì Người đầy lòng trắc ẩn
Chúa là Thiên Chúa luôn sẵn sàng thứ tha, Ngài từ bi nhân hậu, chậm giận, giàu tình thương. (Nêhêmia 9,17)
Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. (Luca 6,36)
Dựa theo kinh thánh, Thiên Chúa là Đấng nhân từ, hoặc nói cách khác giàu tình thương và đầy lòng trắc ẩn. Thông qua câu chuyện ngụ ngôn người cha nhân hậu, Chúa Giesu cho chúng ta thấy tình yêu không đo lường bằng điều tốt mà chúng ta có thể làm ; nhưng bằng việc cho đi vô điều kiện. Người cha nhân hậu thương yêu người con trai của mình, người đã luôn ngoan ngoãn trong suốt bao nhiêu năm. Nhưng đồng thời, ông cũng luôn dang rộng vòng tay đối với người con trai thứ, mặc dù cậu ta đã bỏ nhà ra đi.
Chúa tạo dưng loài người trong hình hài của Người. Vì vậy "Bạn càng giống Chúa hơn bằng cách thu lượm sự sáng. Thu lượm một trái tim trắc ẩn và tốt lành để có thể mặc lấy cùng Thiên Chúa." (Thánh Basil, thế kỉ thứ 4)
Tình yêu của Chúa không dừng lại ở một phút giây, nhưng xuyên suốt theo thời gian. Chúng ta có thể làm gì để phản chiếu tình yêu ấy? Như là người kito hữu, chúng tôi luôn mời gọi những tín hữu tôn giáo bạn đặt sự khoan dung và tốt lành ở trung tâm cuôc sống của mỗi người.
Hãy luôn đón nhận tình yêu của Thiên Chúa. Ngài không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Sự tốt lành của Thiên Chúa như tấm khiên vô hình, cả khi tội lỗi làm ta run rẫy. Nếu chúng ta có quay lưng lại với Chúa, thì đừng ngại quay trở về với tình thương của Người; Chúa luôn đến để gặp ta.
Chúng ta không nhất thiết phải khó khăn tìm kiếm giờ cầu nguyện, nhưng thay vào đó hãy chọn một thời điểm để dừng lại và hít thở, Chúa Thánh Thần sẽ đổ tình yêu vào lòng chúng ta, giúp chúng ta tiếp tục một cuộc sống trong sự khoan dung.
Ý tưởng thứ hai
Tha thứ và tha thứ
Hãy mặc lấy sự tốt lành, dịu dàng, khiêm nhường, và hãy luôn kiên trì. Hãy Chịu đựng và tha thứ cho nhau nếu lòng còn than trách. "Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau" (Thư Côlôxê 3,12-13)
Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?" Đức Giêsu đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy." (Mátthêô 18,21-22)
Lòng thương xót của Chúa không bao giờ ngơi. Trong hành trình cứu độ nơi trần thế, và cả khi treo mình trên thập giá; Ngài không kết tội ai.
Nhận biết rằng chúng ta đã được tha tội, và chúng ta phải tha thứ cho nhau – đây là một trong những niềm vui mang tính giải phóng; là gốc rễ của sự bình an nội tâm mà Thiên Chúa muốn mặc khải cho chúng ta.
Hội Thánh, nơi quy tụ những ai tin yêu Thiên Chúa, được mời gọi để được mình biến đổi qua lòng thương xót. "Khi Hội Thánh lắng nghe, chữa lành và hòa giải, Hội Thánh trở nên đúng bản chất là ánh sáng của một sự hiệp thông trong tình yêu, lòng thuơng xót, sự an ủi, một sự phản chiếu trọn vẹn của Đức Kitô Phục sinh. Đừng xa cách, đề phòng và gay gắt với nhau, những điều này sẽ làm cho sự khiêm nhường của đức tin lan tỏa đến trái tim mỗi người chúng ta." (Thầy Roger)
Thông điệp về sự tha thứ của Thiên Chúa không thể được sử dụng để biện minh cho cái ác hay sự bất công. Ngược lại, nó làm cho chúng ta tự do hơn để nhận ra lỗi lầm của chúng ta, cũng như những lỗi lầm và bất công xung quanh chúng ta và trên toàn thế giới. Chúng ta được tự do làm điều phải cho tất cả những gì có thuộc về lẻ phải.
Hãy cố gắng tha thứ - thậm chí đến bảy mươi lần bảy. Nếu vết thương quá lớn, hãy cố gắng và tiến về phía trước từng bước một. Trước khi xuất hiện, lòng khao khát tha thứ đôi khi có thể vẫn bị lu mờ trong một thời gian dài bởi những sai lầm con người phải chịu đựng.
Chúng ta có thể bày tỏ rằng Giáo Hội là một cộng đoàn của lòng thương xót bằng sự cởi mở, không phân biệt những người xung quanh, bởi sự đón tiếp, bởi việc hạn chế xét đoán người khác, bởi sự bảo vệ người bị áp bức, bởi sự rèn luyện một trái tim khoan dung và hào phóng.
Có người hỏi Đức Giêsu rằng: “ Nhưng ai là người thân cận của tôi?” Đức Giêsu đáp: “Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc dường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ầy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy Tư Tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Samari kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau. Ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.” Vậy theo ông nghĩ. Trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy” (Luca 10,29-37)
Ý tưởng thứ ba: Cùng đặt mình trong hoàn cảnh đau khổ, cô đơn hoặc trong một vài trạng thái khác
"Nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói, làm thỏa lòng người bị hạ nhục, thì ánh sáng của ngươi sẽ chiếu tỏa trong bóng tối, và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ" (Isaia 58,10)
« Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được ? » (1Ga 3,17)
Hình tượng lòng thương xót cho thấy Chúa đang nhìn chúng ta với tình yêu và đang kể cho chúng ta nghe câu chuyện về người Samari nhân hậu (Lc 10): Một người đàn ông sắp chết trên đường, một người luật sĩ và 1 người Levi đi qua nhưng không làm gì và tiếp tục đi trên con đường của họ. Một người đến từ vùng đất Samari đi qua, đến gần người bị thương, chăm sóc và đưa người ấy vào nhà trọ.
Lòng thương xót dẫn dắt trái tim của chúng ta đến sự khó nhọc của người khác, đến việc xoá bỏ sự hình thành của đau khổ, đến sự nghèo đói cũng như tất cả sự đau khổ khác: một đứa trẻ đang trải qua thời kỳ khó khăn, một gia đình đang trong hoàn cảnh khốn khó, một người vô gia cư, một trẻ vị thành niên không tìm được ý nghĩa của cuộc, một người già neo đơn, một người tù - cũng như những người không được tiếp nhận giáo dục, nghệ thuật và văn minh.
Chính Thiên Chúa trong những người nghèo trông chờ lòng lòng thương xót của chúng ta và đã nói vơi chúng ta «Ta đói, các ngươi đã cho ta ăn » (Mt 25) "Vì lòng từ bi, Đức Kitô mang trên mình những đau khổ của nhân loại. Trong sự nhân lành, Ngài âm thầm chia sẻ với mỗi người, là những người đau khổ cho đến khi tận cùng trái đất." (Thánh Maximus Confessor, thế kỷ 17)
Khi chúng ta bị thương bởi những thử thách, Thiên Chúa chăm sóc chúng ta. Sự chăm sóc yêu thương của Ngài biểu lộ qua những người đến gần chúng ta, thỉnh thoảng qua một người đang cúi xuống với chúng ta giống như là người lạ xứ Samari.
Hãy dám tiến đến, một mình hoặc với một vài người khác, gấn với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh và bên cạnh chúng ta. Lòng thương xót không phải chỉ là tình cảm nhưng là nhu cầu không giới hạn. Một luật lệ được đặt ra với một giới hạn rõ ràng cho một nhiệm vụ nào đó, trong khi lòng thương xót không bao giờ nói "Thế là đủ; tôi đã hoàn thành trách nhiệm của mình".
Ý tưởng thứ tư: Mở rộng lòng thương xót trong khuôn khổ xã hội
« Ta là Đức Chúa, Đấng thực thi nhân nghĩa, công bình và chính trực trên mặt đất » (Gr 9 :23)
Đây là điều Thiên Chúa đòi hỏi bạn: thực thi công bình, quý yêu nhân nghĩa, và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa của bạn (Mk 6,8)
Trong trái tim của Chúa, tất cả nhân loại là một gia đình. Nên lòng thương xót lan rộng đến mọi chi nhánh trong phạm vi đó.
Để một sự hiệp nhất toàn cầu trở thành hiện thực, không thể thiếu sự tăng cường thể chế quốc tế mà được thiết lập trên các quy tắc dân chủ để bảo đảm công bằng hơn để giữ hòa bình.
Các khoản nợ của các nước nghèo thường do các quốc gia mạnh hơn và các tập đoàn khai thác tài nguyên của họ gây ra. Kể cả khi chúng ta cố gắng làm tất cả để thay đổi cán cân nhưng không có kết quả, chúng ta hãy nhớ rằng tha thứ cho khoản nợ này là một cách để khôi phục lại công lý. Trong một bối cảnh khác nhau ngày hôm nay, Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta : « Nếu người anh em của ngươi lâm cảnh túng thiếu, và không trả nợ được ngươi, thì ngươi phải nâng đỡ nó, dù nó là ngoại kiều hay khách trọ, để nó có thể sống bên ngươi. » (Lv 25 :35)
Trên khắp thế giới, phụ nữ, đàn ông và cả trẻ em đang bị buộc phải rời khỏi quê hương của họ. Hoàn cảnh khó khăn tuyệt vọng của họ làm cho họ có một động lực mạnh mẽ hơn bất kỳ thứ gì các quốc gia giàu có phải nhận thức được rằng họ phải chịu một phần trách nhiệm cho những vết thương của chiến tranh, nguyên nhân của những làn sóng di dân to lớn, đặt biệt là Châu Phi và Trung Đông.
Thật quan trọng khi nhận ra rằng, mặc dù những làn sóng tỵ nạn và di dân dẫn đến rất nhiều vấn nạn, nhưng đây cũng là một cơ hội tích cực.Khi sự nghèo khó gõ cửa các nước giàu hơn mình, đều có thể truyền cảm hứng cho những quốc gia này sống chung với họ. Chẳng phải họ đã giúp những nước giàu có này có thêm sức sống sao? Bằng cách cùng với nhau giải quyết những thách đố của làn sóng di dân, những quốc gia trong cộng đồng chung châu Âu có thể hồi phục lại sự năng động vốn đã mất.
Chúng ta cần phải vượt qua những rào cản của sự khác biệt văn hoá. Những nỗi sợ như vậy đôi khi cũng có thể hiểu được – những ai luôn rộng lượng giúp đỡ và chào đón những người di dân đôi khi họ cũng sẽ kiệt sức. Sự sợ hãi sẽ không vơi, tuy nhiên, thay vì tự cô độc một mình sau những bức tường, chúng ta hãy bước về phía trước để đến với những ai mà chúng ta chưa biết họ. Thay vì nhìn những người lạ như một mối đe doạ về chất lượng sống hay về văn hoá, việc chào đón từng người một trong gia đình nhân loại chẳng phải là cấp bách hơn hay sao?
Ý tưởng thứ năm: Lòng thương xót cho mọi loài thọ tạo
Trong sáu ngày, ngươi sẽ làm công việc của ngươi; nhưng ngày thứ bảy, ngươi sẽ nghỉ, để bò lừa của ngươi được nghỉ ngơi, và để đứa con của nữ tỳ ngươi và người ngoại kiều lấy lại sức. (Xh 23, 12)
Trong vòng sáu năm, ngươi sẽ cày cấy ruộng đất ngươi, gieo trồng và thu hoa lợi. Nhưng năm thứ bảy, ngươi sẽ để đất ngưng sinh hoa màu, để đất hưu canh; những người nghèo trong dân ngươi sẽ được hưởng hoa màu đó, những gì còn lại thì bỏ cho dã thú ăn. Vườn nho và vườn ôliu, ngươi cũng sẽ làm như thế. (Xh 23, 10)
Trong ngôn ngữ của thời đại lúc đó , Kinh Thánh mời gọi chúng ta mở rộng lòng từ bi của chúng ta đối với môi trường , tôn trọng tất cả các sinh vật sống , không làm việc mà không có sự suy nghĩ. Một Kitô hữu của vùng Lưỡng Hà đã viết, "Một trái tim thương xót không thể chịu đựng được khi nhìn thấy dù là một tội lỗi hay sự đau khổ nhỏ bé nhất giữa những loài thọ tạo" (Isaac Syria, thế kỷ thứ bảy).
Các nạn nhân chính của thảm họa sinh thái thường là những người rất nghèo. Những tác động của biến đổi khí hậu đã buộc nhiều người phải rời khỏi nơi họ sinh sống.
Trái đất thuộc về Thiên Chúa; con người đón nhận nó như một món quà. Chúng ta được giao phó một trách nhiệm to lớn: để chăm sóc hành tinh, không để lãng phí nguồn tài nguyên sống. Trái đất thì hữu hạn, và con người cũng cần phải đồng ý với giới hạn của họ.
Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta và hiện giờ trái đất đang phải chịu đau khổ. Không có chỗ cho sự thờ ơ khi đối mặt với những thảm họa môi trường, sự biến mất của các loài sinh vật, các mối đe dọa đến sự đa dạng sinh học, hoặc các nạn phá rừng lớn ở một số nơi trên thế giới.
Làm thế nào chúng ta có thể bày tỏ tình liên đới với toàn thể tạo vật? Bằng cách làm cho các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta, bằng cách đưa ra xem xét một cách nghiêm túc hoạt động của chúng ta - là những người tiêu dùng hoặc là người công dân. Đơn giản hóa cách sống của chúng ta để được hạnh phúc hơn. Có những người chủ động ăn chay vì bảo vệ môi trường vào ngày đầu tiên của mỗi tháng. Tiến hành các bước như thế để tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa cho tất cả mọi thứ nằm trong của ngôi nhà chung của chúng ta - Trái đất, không phải là một cái gì đó có thể lựa chọn; nó là điều kiện để con người có thể sống, và sống trong hạnh phúc.
Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ công bố trên trang web của Taizé và trên các mạng xã hội dẫn chứng của mình liên quan đến "Ý Tưởng 2016". Bạn có thể chia sẻ các sáng kiến của bạn với chúng tôi bằng văn bản cho echoes taize.fr và rồi bây giờ duy trì liên lạc với chúng tôi thông qua các trang sau :