TAIZÉ

Paul Ricœur

“Giải phóng cốt lõi của điều thiện”

 
Trong nhiều năm, triết gia Paul Ricœur vẫn giữ thói quen đến Taizé. Ông là một người Tin Lành. Ông mất vào thứ sáu ngày 20 tháng 5 năm 2005 ở tuổi 92.
Chúng tôi xin giới thiệu ở đây nội dung lá thư của thầy Roger gởi cho gia đình ông Paul Ricœur một ngày sau khi ông qua đời.
Trích đoạn sau đây được trích từ cuộc nói chuyện ở Taizé trong Tuần Thánh năm 2000.

Taizé, ngày 21 tháng 05 năm 2005

Tôi cùng toàn thể các thầy ở đây, trong niềm tin tưởng vào ngày phục sinh của chúng ta, xin gởi lời chia buồn đến gia đình và những ai yêu mến ông Paul Ricœur.

Trong suốt năm mươi năm, ông đã ghé thăm Taizé rất nhiều lần và chúng tôi đánh giá rất cao niềm tin và khả năng của ông trong việc thể hiện giá trị của Tin Mừng ở thời điểm hiện nay. Ông thường giúp chúng tôi trong việc suy gẫm và hơn một lần trong những thư gởi các bạn trẻ tôi đã trích dẫn một số thành ngữ mạnh mẽ do ông soạn ra ở một số chủ đề quan trọng như ý nghĩa và nguồn gốc của tội lỗi. Có một lần ông nói với chúng tôi: “Cho dù bản chất xấu xa có căn cơ như thế nào đi nữa, nó cũng không thể sâu sắc bằng bản chất thiện được” – “Nhân chi sơ tính bản thiện” – “Cho dù điều ác có căn cơ như thế nào đi chăng nữa nó cũng không thể cắm rễ sâu bằng điều thiện.”

Ngày nay, cùng với các vị, Tôi muốn cầu xin: Lạy Chúa giàu lòng thương xót, trong trái tim của chúng con Ngài đã để chúng con giữ tình liên đới với ông Paul Ricœur, cũng như với những ai đã ra đi trước chúng con cùng những người vẫn còn tại thế. Họ đã trở nên vô hình. Trên bước chân của họ, Ngài đang chuẩn bị cho chúng con đón nhận ánh vinh quang của Ngài.

Gần với Ngài trong sự kết hợp sâu xa.

Tôi quả quyết với tất cả niềm tin trong trái tim tôi – thầy Roger ở Taizé

JPEG - 24.9 kb

Điều thiện bức phá

Tôi đến tìm kiếm gì ở Taizé? Tôi có thể nói đó là để cảm nhận/trải nghiệm một cách nào đó những gì tôi tin tưởng sâu sắc nhất đó là cái thường được gọi là “tôn giáo” phải làm gì với điều thiện. Ở một mức độ nào đó truyền thông Cơ Đốc giáo dường như quên điều này. Có một kiểu thu hẹp, một sự tập trung dành riêng vào tội lỗi và xấu xa. Không phải tôi đánh giá thấp vấn đề này, thật sự nó là mối quan tâm lớn của tôi trong nhiều thập kỷ. Nhưng cái tôi muốn làm sáng tỏ là cho dù điều xấu có căn cơ đến đâu nữa nó cũng không thể sâu sắc bằng điều thiện được. Và nếu tôn giáo, nếu tôn giáo có một ý nghĩa nào đó, đó là giải phóng cái bản chất tốt đẹp trong mỗi con người, đi tìm kiếm nó ở nơi nào nó hoàn toàn bị chôn vùi. Giờ đây ở Taizé, tôi thấy điều thiện tạo nên những bức phá, trong đời sống cộng đồng của các thầy, trong sự phục vụ âm thầm và khiêm nhường, và trong cầu nguyện. Tôi thấy hàng ngàn bạn trẻ những người mà không thể diển tả một các rõ ràng khái niệm thế nào là thiện ác, về Thiên Chúa, về hồng ân, về Chúa Giêsu nhưng là những người có căn bản hướng thiện.

Ngôn ngữ của phụng vụ

Chúng ta thường bị tràn ngập bởi những hoa từ, ngôn luận, bởi những ảo tưởng, cái mà ngày nay tạo nên một loại thế giới mờ ảo. Nhưng điều thiện bao giờ cũng cắm rễ sâu hơn điều ác. Chúng ta phải giải phóng điều chắc chắn đó, tạo cho nó một ngôn ngữ. Và ngôn từ sử dụng ở Taizé không phải là từ triết học, càng không phải là thần học, nhưng là ngôn ngữ của phụng vụ. Và đối với tôi, phụng vụ không chỉ đơn giản là hành động mà còn là một hình thái của suy nghĩ. Có một ẩn thuyết trong phụng vụ có thể tóm tắt bởi ý tưởng sau: “Quy luật của cầu nguyện là quy luật của niềm tin.”

Từ chống đối/phản kháng đến làm chứng

Tôi có thể nói rằng câu hỏi về tội lỗi có thể thay thế bằng một câu hỏi nghiêm túc hơn – câu hỏi về có ý nghĩa và vô nghĩa của sự ngu xuẩn (…) Chúng ta là những người thừa kế một nền văn minh mà thực sự đã giết Chúa, hay nói cách khác là đã làm một việc ngu xuẩn và vô nghĩa hơn là có nghĩa, và nó dẫn đến sự phản kháng sâu rộng. Tôi sử dụng từ “phản kháng”, mà rất gần với “làm chứng”. Có thể nói ngày nay làm chứng thường theo sau phản kháng, hư vô, ngu xuẩn, chết chóc, không phải là những từ cuối cùng. Nó liên quan đến câu hỏi của tôi về điều thiện bởi vì điều thiện không chỉ là câu trả lời cho điều ác, nhưng cũng là trả lời cho vô nghĩa. Trong phản kháng có từ…, làm chứng: bạn phản kháng trước khi bạn làm chứng. Ở Taizé có con đường từ phản kháng sang làm chứng và con đường này đi qua quy luật cầu nguyện, quy luật niềm tin. Phản kháng vẫn còn thụ động: bạn nói không với không. Và bạn phải nói có với có. Và như vậy giống như trò chơi bập bênh giữa phản kháng và làm chứng. Và tôi nghĩa rằng nó xoay vòng trong cầu nguyện. Tôi đã rất ấn tượng bởi câu hát sáng nay, những lời cầu nguyện với cách xưng hô: “Ôi Lạy Chúa” Nói cách khác ở đây chúng ta không ở trong cách thức miêu tả hay theo quy luật nhưng là trong cách tung hô, tán dương! Và tôi nghĩ tán dương điều thiện hảo thật sự là bài thánh ca căn bản nhất.

“Ai sẽ dạy cho chúng ta hạnh phúc?”

Tôi rất thích từ hạnh phúc. Trong một thời gian dài, tôi nghĩ thật là vừa dễ lại vừa khó để nói về hạnh phúc, tôi trở nên lưỡng lự hay đúng hơn, tôi đi vào tìm hiểu sâu sự lưỡng lự này với mong muốn giải thích đúng đắn từ hạnh phúc. Tôi tìm hiểu các nghĩa khác nhau của nó, bao gồm cả những mối phúc thật. Công thức của hạnh phúc là “Phúc cho ai …”. Tôi chào đó hạnh phúc như là một sự “thừa nhận” trong ba ý nghĩa của từ này. Tôi nhận ra nó là của tôi; Tôi chấp nhận nó trong người khác; và tôi biết ơn những hạnh phúc mà tôi đã biết, những trải nghiệm đơn sơ về hạnh phúc bao gồm những kinh nghiệm nhỏ nhoi mà tôi vẫn còn nhớ để xoa dịu những nỗi buồn cần lãng quên. Khi đó tôi thể hiện cả hai vai trò vừa là nhà triết học, theo trường phái Hy Lạp và vừa là độc giả Kinh Thánh và Tin Mừng nơi bạn có thể theo đường đi của hạnh phúc. Nó dường như có 2 cấp độ: Cái tốt nhất từ triết học Hy Lạp là sự suy gẫm hạnh phúc, … theo từ ngữ Hy Lạp, ví dụ như trong Plato va Aristotle, và mặt khác tôi cảm thấy thật sự thoải mái với Kinh Thánh. Tôi nghĩ về khởi đầu của Thánh Vinh số 4: “Ah, ai sẽ dạy cho chúng ta hạnh phúc?” Nó là một câu hỏi hoa mỹ, nhưng có thể tìm thấy câu trả lời trong các mối phúc thật. Và các mối phúc thật là chân trời của hạnh phúc của sự hiện diện dưới dấu hiệu của lòng tốt, bởi vì hạnh phúc không chỉ đơn giản là những gì tôi không có và những gì tôi hy vọng có mà còn là những gì tôi đã nếm trải.

Ba hình thái hạnh phúc

Gần đây tôi suy gẫm nhiều về các hình thái của hạnh phúc trong cuộc sống. Đối với vũ trụ được tạo dựng, những danh lam thắng cảnh trước mắt tôi, hạnh phúc là sự ngưỡng mộ. Vậy, ở hình thái thứ hai, liên quan đến những cái khác: nhận ra những người khác và, theo mô hình phối ngẫu của bài hát của những bài hát, nó là sự hân hoan vui sướng. Và hình thái thứ ba của hạnh phúc, quay về tương lai đó là sự kỳ vọng: Tôi vẫn kỳ vọng điều gì từ cuộc sống. Tôi sử dụng từ kỳ vọng, nhưng cũng có thể sử dụng một từ khác lấy trong Thư thứ nhất gởi tín hữu Corinto, từ đoạn giới thiệu chương 13 nổi tiếng về “Đức mến thấu hiểu tất cả, tha thứ tất cả”. Đoạn nói rằng: “Khao Khát quà tặng lớn nhất”. “Khao khát”: Đó là hạnh phúc của khát vọng hoàn tất hạnh phúc của hân hoan và ngưỡng mộ. (…)

Niềm vui phục vụ

Những gì tác động tôi ở đây, trong tất cả công việc phụng vụ hàng ngày, trong các cuộc gặp gỡ, các bữa ăn tối, thảo luận, là không có sự hiện diện của mối tương quan thống trị. Đôi khi tôi rất ấn tượng về cách thức kiên nhẫn và âm thầm tỉ mỉ đã trở nên tiêu biểu cho tất cả các công việc của các thành viên trong cộng đồng, mọi người vâng lời mà không cần ai ra lệnh. Nó tạo ấn tượng của sự phục vụ trong hân hoan, tôi có thể nói là phục tùng trong yêu thương, vâng, phục tùng trong yêu thương, hoàn toàn khác với sự quy phục và … Và chúng ta, những người tham gia (không phải những người tham dự mà là những ai tham gia), như tôi cảm nhận chính tôi ở đây, hưỡng lợi ích từ đó. Chúng ta được lợi ích từ sự vâng phục trong yêu thương khi đến lượt chúng ta thực hành hình mẫu đã nêu. Cộng đồng không có ý định áp đặt một kiểu mẫu đáng sợ, nhưng là một cách cổ vũ thân thiện. Tôi thích từ cổ vũ, bởi vì ở đây chúng ta không luật lệ của các điều răn, vẫn còn ít ràng buộc, nhưng chúng ta cũng không nằm trong sự kiềm chế của hồ nghi và do dự mà luôn là tình trạng thường thấy trong đời sống hiện đại trong các thành thị trong lúc làm việc hay nghỉ ngơi. Chính sự bình an được chia sẻ này đại diện cho hạnh phúc của cuộc sống với cộng động Taizé

Cập nhật ngày: 27, Tháng Chín 2007